Kon Tum là vùng đất được thiên nhiên ưu ái cho nhiều cảnh đẹp, cùng với đó là sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc thiếu số. Chính vì thế nơi đây có rất nhiều đặc sản, hãy cùng điểm qua bài viết “12 đặc sản Kon Tum ngon, bổ, rẻ bạn có thể ăn hoặc mua làm quà” để biết thêm nhé.
12 đặc sản Kon Tum vừa ngon vừa rẻ bạn đã ăn chưa?
1.Bún đỏ Kon Tum
1.1 Nguyên liệu để làm món Bún đỏ Kon Tum
Để làm món bún đỏ này thì người làm bún phải chọn nguyên liệu chính là cua đồng, kèm theo đó là một ít chả viên và trứng cút luộc. Nhín nó đơn giản, nhưng đòi hỏi sự khéo léo của bàn tay của người nấu nên mới tạo ra món bún đỏ Kon Tum thơm ngon và đậm chất đặc sản vùng Tây Nguyên đến như thế.
1.2 Nguồn gốc của bún đỏ
Bát bún hấp dẫn từ màu đỏ của cà chua với màu xanh tươi non của rau xà lách hay màu nâu của chả cá, của riêu cua, màu trắng của trứng cút luộc. Đặc sản này của Kon Tum la sự pha trộn của bánh canh Huế hay món bún rêu Hà Nội. Nên có hương ngọt thơm và đậm đà rất riêng.
1.3 Đặc điểm của tô bún đỏ Kon Tum
Đặc điểm của món bún này chính là màu đỏ của bún pha vàng của nước và sợi bún, làm cho tô bún ánh lên màu thật bắt mắt và hấp dẫn. Để làm nước lèo như thế này người bán hàng bật mí là sự hòa trộn của hạt điều đỏ và gạch cua.
Một tô bún đỏ Kon Tum đầy đủ sẽ là bao gồm: trứng cút, một ít top mỡ, thêm một chút mắm tôm, ớt xanh và rau cần trung nữa là phê. Nếu ăn đặc sản này trong thời tiết se lạnh thì tuyệt không gì bằng nhé
Đặc sản này rất khó làm, nên các bạn có cơ hội thì cứ tranh thủ ăn tại đây nhé, không đem về nhà được đâu.:))
2.Trà Sâm dây Ngọc Linh DATO
Sâm dây Ngọc Linh là loài đặc sản nổi tiếng của vùng núi Ngọc Linh, Kon Tum, được quý được đồng bào Xê Đăng sống dưới chân núi Ngọc Linh sử dụng nhiều đời nay. Đến với Kon Tum bạn sẽ được thưởng thức món lẫu gà lá sâm dây. Ngoài ra, Trà sâm dây Ngọc Linh DATO cũng là một đặc sản nổi nhất của vùng đất này.
Ngày nay, sâm dây Ngọc Linh được đồng bào Xê Đăng trồng rộng rãi để sử dụng nấu nước uống, làm thực phẩm để bổ sung dinh dưỡng. Trà sâm dây Ngọc Linh DATO được sản xuất từ 95% sâm dây Ngọc Linh sấy khô, 5% tam thất.
Trà không sử dụng chất bảo quản, hương vị tạo mùi giúp giữ nguyên hương vị đặc trưng, ự nhiên của sâm dây Ngọc Linh. Sử dụng trà sâm dây Ngọc Linh DATO thường xuyên giúp tăng cường sinh lực, giảm căng thẳng, chống stress, ngăn ngừa lão hóa, điều hòa huyết áp và giúp ăn ngon, ngủ ngon.
Trà Sâm Dây Ngọc Linh DATO là đặc sản được nhiều người lựa chọn khi ghé đến Kon Tum. Trà được bán ở các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng đặc sản hoặc Siêu thị Co.opmart Kon Tum.
3.Gỏi lá
3.1 Nguồn gốc món ăn gỏi lá.
Đúng như tên gọi món gỏi lá, nhìn vào hỉnh ảnh các bạn sẽ thấy món này toàn là với lá. Thiên nhiên đã bạn tặng cho Kon Tum rừng núi bạt ngàn, chính vì thế những món đặc sản ở đây chú yếu là thực vật, hiếm có các món thịt như đồng bằng.
Thực ra món ăn này xuất phát khi cuộc sống của con người ở Tây Nguyên gặp khó khăn, thiếu gạo thiếu muối, chỉ có núi rừng làm bạn nên họ mới nghỉ ra cách này. Theo thời gian, món ăn này đã trở thành một trong những đặc sản Kon Tum.
3.2 Nguyên liệu chính của món gỏi lá này là:
Lá cải, tía tô, đinh lăng, lá sung, lá mơ, hành, rau húng… đến các loại lá ít xuất hiện trong bữa ăn như: lá xoài, lá ổi, lá chua, lá chùm ruột, ngũ gia bì… và rất nhiều loại lá là riêng biệt của Tây Nguyên mà nhiều người chưa biết hết tên.
3.3 Ăn món gỏi lá ở đâu?
Có rất nhiều địa chỉ để ăn món gỏi lá này, nhưng chúng tôi xin điểm qua một số địa chỉ đó là: Quán Gỏi Lá Út Cưng ở đường 45 Trần Cao Vân – Tp. Kon Tum, Kon Tum. Quán chuyên phục vụ nhóm, hội , khách du lịch, và gia đình. Giá của món gỏi lá khoảng 20.000đ – 50.000đ. Giá của món gỏi lá này cũng không quá chát phải không nào? Nếu đã đến đây thì phải đến ăn món này thồi, do đặc sản này khó kiếm nên chắc chắn rằng bạn không thể mua về làm quà được đâu.
4.Rượu ghè
Nếu đã đặt chân Kon Tum rồi thì đừng bỏ qua rượu ghè nhé. Nhìn rượu ghè rất giống rượu cần, một đặc sản của Đắc Nông. Rượu ghè là đồ uống rất đặc biệt của đồng bào dân tộc ở miền núi.
4.1 Nguyên liệu chính để làm Rượu ghè
Nguyên liệu chính để làm rượu ghè đó là gạo nếp hoặc sắn, và một loại men đặc biệt được làm từ nhiều lá cây rừng, được ủ kín trong một thời gian dài, đến khi đem ra cho từng vị ngọt lịm.Rượu ghè rất đặc biệt, bạn biết đó là gì không? Đó chính là nguyên liệu, nguyên liệu để tạo nên đặc sản này đó là tập hợp nhiều loại rễ cây, và lá cây mà người dân tộc vùng cao lấy về từ rừng. Theo những người dân tộc ở Kon Tum cho biết, để làm ra đặc sản rượu ghè thì cần 20 loại lá và rễ cây rừng, chính vì thế nên hương vị của đặc sản này mới ngon đến thế.
4.2 Cách làm đặc sản này đó là:
Khi lấy những nguyên liệu rễ cây và lá về, rửa sạch, sau đó giã cho nhuyễn rồi trộn với nhau để tạo vị ngọt. Sau đó phơi khô để đến khi dùng chỉ cần bóp tơi. Khi nấu chỉ cần lấy men này rắc đều chiếc ghè có sẵn gạo, ngô… theo một tỉ lệ thích hợp, sau đó bịt kín bằng lá chuối, ủ quá 15 -16 ngày là sử dụng được. Và đặc biệt, rượu ghè ủ càng lâu hương vị càng thơm ngon nhé.
Rượu ghè đã trở thành một đặc sản Kon Tum không thế thiếu trong đời sống của đồng bào dân tộc nơi đây. Đặc sản Tây Nguyên vô cùng phong phú và đa dạng, cùng với rượu ghè của Kon Tum, thì có thêm rượu cần của Đắc Nông, tất cả tạo nên một nét văn hóa khó quên của dân tọc nơi đây. Đây là một đặc sản rất khó mua về làm quà, mà chỉ thưởng thức ngay tại đây mới ngon, và đậm chất núi rừng.
5.Heo Măng Đen quay
Heo măng hay còn gọi là heo rẫy, chỉ có ở Măng đen thôi. Heo măng được nuôi bằng thức ăn rát tự nhiên của núi rừng, nên thịt của nó rất săn chắc. Heo măng lúc trưởng thành cũng chỉ đầy 20kg. Không khác gì với heo thường kgi quay, heo măng đen cũng phải làm sạch lông, mổ lấy nội tạng, rồi tẩm ướt gia vị và những nguyên liệu từ núi rừng khác măng đen như sả, ớt, gốc mùi, ngò gai…Heo sẽ được đem quay nguyên con cho đến lúc da vàng rộm, và có múi thơm. Sau khi quay chín xong, lấy nó xuống và mổ xẻ nó thành miếng nhỏ và chấm với muôi tiêu chanh hoặc muối tiêu thì ngon mê ly.
6. Trà khổ qua rừng DATO.
Khổ qua rừng là một loài cây mọc hoang dại tại Kon Tum nhưng ngày nay đã được trồng đại trà và là một đặc sản của huyện Đăk Tô, Kon Tum. Đến với huyện Đăk Tô bạn sẽ thấy những vườn khổ qua rừng xanh mướt được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất ra Trà khổ qua rừng DATO.
Trà khổ qua rừng DATO được sản xuất từ đọt non khổ qua rừng sấy khô do đó có hương vị thương ngon, đặc trưng. Sản phẩm rất được nhiều người ưu thích bởi hương vị đậm đà, tự nhiên của khổ qua rừng.
Trà khổ qua rừng DATO tốt cho người tiểu đường, người cao huyết áp, mỡ trong máu, người bị gút và đặc biệt hiệu quả khi dùng giảm cân.
Trà khổ qua rừng cũng là một sự lựa chọn ưu thích khi du khách mua sản phẩm đặc sản Kon Tum làm quà.
7.Cá chua
7.1 Nguyên liệu để làm cá chua.
Nguyên liệu để làm món cá chua này đó chính là cá niệng, cá chua là một món ăn được dự trữ của người dân ở vùng núi Kon Tum. Người ta sẽ chọn những con cá niệng đặc trưng, cá này thuộc giống cá trôi và có rất nhiều ở sông suối Tây Nguyên.
7.2 Cách làm cá chua.
Khi bắt những con cá niệng lên, người ta sẽ làm sạch vẩy cá, bỏ hết ruột, rửa sạch mang và cắt thành từng khúc nhỏ tầm 3 cm rồi để cho ráo nước. Sau khi cá khô nước, sẽ được ướp cùng muối, lá bép, ớt, thính ngô. Sau đó, đưa cá vào từng ống lồ ô khô và sạch, rồi bịt chặt 2 đầu thật kín rồi gác lên bếp, đợi ít ngày rồi lấy ra ăn.
8. Cá gỏi kiến vàng
Cá gỏi kiến vàng là một đặc sản của dân tộc Rơ Măm ở Huyện Sa Thầy – Kon Tum. Đến với Kon Tum thì bạn đừng bỏ qua món đặc sản này nhé.
8.1 Nguyên liệu để làm món Cá gỏi kiến vàng
Đối với người dân tộc Rơ Măm thì nguyên liệu chủ yếu của món ăn này đó là cá suối và kiến vàng.
Đối với cá, người ta sẽ đến những con suối để bắt cá, với thịt cá tươi ngon, thịt chắc, vảy đều… sau đó hòa quyện với nguyên liệu là kiến vàng.
Đối với kiến vàng, người ta vào rừng và kiếm những tổ kiến to, có khối lượng trứng lớn.
Khi có 2 nguyên liệu này rồi thì kết hợp lại để làm món Cá gỏi kiến vàng
8.2 Cách làm món kiến Cá gỏi kiến vàng
Khi cá được bắt về, làm sạch cá và băm nhuyễn, và vắt cho cạn hết nước để tránh mùi tanh. Còn đối với kiến vàng thì chọn ổ kiến còn non, và trứng nữa đem về giã nhỏ ra. Lấy gia vị nhưu muối hột, ớt xanh, tiêu rừng trộn cá với kiến lại với nhau và thêm chút thính gạo bột gạo rang cháy xém để dậy lên mùi thơm. Khi ăn món gỏi cá kiến vàng thì nên dùng lá sung cuốn món gỏi lại vừa miệng. Kết hợp vị béo của kiến non, vị cay xé lưỡi cảu tiêu, ớt tạo nên hương vị khó quên.
Lưu ý đặc sản này chỉ ăn tại chỗ thôi, nên không thể đem về nhà được. Nếu các bạn muốn làm ở nhà thì nhớ cách làm nhé.
9.Dế chiên Kon Tum
Đặc sản Kon Tum vô cùng phong phú và đa dạng, đến những con dế mà chúng ta thấy thường ngày cũng có thế trở thành một món đặc sản được. Món ăn này đối với những người đến từ Đồng Bằng thì nó lại là món ăn kỳ lạ. Nhưng đối với đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum thì những món ăn như thế này lại rất quen thuộc như bao ngày.
9.1 Nguyên liệu để làm món dế chiên Kon Tum
Có rất nhiều loại dễ như dễ lửa, dễ cơm, dế than…nhưng nguyên liệu để làm dế chiên Kon Tum đó là dế cơm, chỉ có loại dế này thì món dế chiên mới ngon được.
9.2 Cách làm món dế chiên Kon Tum
Muốn có một dĩa dế chiên thì không phải dễ. Đầu tiên những con dế được bắt về phải rửa sạch, để cho ráo nước rồi cho vào chảo nóng với dầu đang sôi rồi chiên lên. Sau khi dế thầm dầu rồi, chúng ta lấy gia vị như ớt, muối, lá chanh, sả , tỏi vào chiên chung. Phải trộn thật đều để những gia vị này thấm vào dế. Khi cho các gia vị vào phải rang thật nhanh để lá chanh không bị mất đi màu xanh.Sau khi làm xong, tắt lửa đem xuống thưởng thức nhé.
10.Thịt chuột đồng
10.1 Đôi nét về đặc sản này.
Chuột đồng đối với những người ở Đồng Bằng thì không phải là món ăn, chứ đừng nói đến đặc sản nữa. Nhưng tùy theo văn hóa và tập quán của những nới khác nhau nên món ăn này được xem như là đặc sản. Cụ thể ở Kon Tum, thịt chuột đồng đã trở thành món ăn đặc sản. Món ăn này phổ biến ở Người Jẻ Triêng – huyện Đăk Glei.
Thịt chuột đồng được người Jẻ Triêng chia làm 2 loại, đó là Thịt chuột nướng và Chuột khô gác bếp.
Để có món thịt chuột đồng này, người Jẻ Triêng đợi đến mùa lúa chín vàng, cũng là lúc những con chuột trong nương đã mập map và béo ngậy, lúc này là thời cơ để người dân vào bắt chuột để đem về làm món thịt chuột thôi.
10.2 Cách làm món thịt chuột đồng.
Những con chuột đã bắt về đập cho chết , sau đó người ta sẽ gom hết rơm ra trong nương rẫy, rồi nhóm lửa lên, cho những con chuột này vào lửa để thiêu cho hết lông chuột. Sau đó lửa tàn thì lấy chuột ra, mổ bụng, lấy hết nội tạng của nó để vứt bỏ.
Tiếp tục rửa qua nước rồi xát muối lên khắp mình con chuột, rồi chuột xiên que để nướng hoặc bỏ vào kẹp để nướng. Khi nướng thfi thấy chuột chuyển sang màu vàng, lên mùi thơm thì thịt đã chín. Ăn kèm món thịt chuột này là ít xoài rừng tươi, thêm đó là chén muối tiêu rừng cay nồng. Kiếm thêm ít rau dớn rừng, bỏ vào ống le, đổ chút nước, đem nướng trên bếp rơm, chỉ một chút là đã có món ăn ngon lành.
11.Cà đắng
Cà đắng là một trong những món ngon Tây Nguyên nói chung và là đặc sản Kon Tum nói riêng. Nguyên liệu này thường mọc nhiều ở những ngọn đồi, ven sông, bờ suối của Kon Tum. Trước đây, cà thường mọc hoang dại, nhưng nhờ được phát hiện nên cà đắng đã được đưa về nương trồng, để tiện làm món ăn.
11.1 Điểm nổi bật của cà đắng.
Đặc sản này có vị thơm ngon đặc biệt, cà được cắt thành những lát mỏng, xiên que và đặt lên nướng. Khi màu của cà chuyển sang màu nâu đậm, dậy mùi thơm và vừa chín tới thì có thể đem xuống ăn. Nước đắng bên trong cà vẫn còn, hơi dai dai, mềm mềm, chấm với muối tiêu rừng hoặc ăn kèm với thịt rừng nướng rất ngon
11.2 Những món ăn từ cà đắng
Không khác gì món cà đắng của đặc sản Đăk Lăk. Cà đắng Kon Tum có thể kết hợp với với tôm, tép bắt được dưới sông để làm món kho. Hoặc cà đắng có thể um với lươn, ếch…món nào cũng ngon, cũng có mùi thơm rất dễ chịu. Đã gọi là cà đắng thì thì khi ăn, lúc đầu vị lưỡi luôn có vị đắng, nhưng khi kiên nhẫn ngồi ăn thì mới cảm nhận vị ngọt thấm xuống cổ của loại quả này.
12.Xôi măng
Xôi măng là món ăn dân dã của đồng bao dân tộc Kon Tum vào mối buổi sáng, nguyên liệu để chế biến món ăn này đó là gạo nếp và măng rừng. Măng tươi sau khi được hái trên rừng về, lột vỏ ngoài rồi rửa sạch và thái nhỏ sao cho vừa miệng ăn.
Tiếp đó thì phải đun sôi với nước sôi để mùi ngái có rong măng biến mất, sau đó đem ra để cho ráo nước rồi đem xào với gia vị để tạo ra món măng ngon và thơm. Tiếp đó, chọn gạo nếp để làm xôi, trước đó cần lấy gạo nếp ngâm trong nước muối loang có thêm bột nghệ để lên màu chừng 8 tiếng thì mang ra đồ chín
13.Thịt nhím
13.1 Nguồn gôc món thịt nhím.
Người Brâu ở Kon Tum có rất nhiều món ăn từu núi rừng độc đáo và lạ vị như: thịt dúi, heo rừng,và thịt nhím…Trong số này, thịt nhím được xem là món ăn được nhiều du khách đến Kon Tum du lịch thích thú nhất, bởi vì nó có nhiều công dụng khác nhau mà chúng ta không nhận ra được. Đây cũng là một trong những món ăn ngon mà nhiều người vẫn được khuyên khi nói về việc thưởng thức ẩm thực của địa phương này.
13.2 Tác dụng của thịt nhím.
Thịt nhím đối với người Brâu là món ăn dân dã và quen thuộc. Nhưng theo đông y, thịt nhím có tác dụng trong hỗ trợ điều trị tình trạng đau bao tử, giúp bạn ăn ngon hơn và cải thiện chức năng của hệ tiêu hoá.
Đặc biệt, nó có khả năng tăng cường sinh lý của phái mạnh cực kỳ hiệu quả. Thịt nhím đúng chất là một đặc sản núi Kon Tum, chỉ có những vùng núi, cao nguyên mới có những món ăn này. Nếu bạn đã đến đây hãy ăn thử đi nhé, vì khi bạn về nhà thì không có cơ hội nếm thử nó nữa đâu.
14.Cá tầm nấu măng
14.1 Giớ thiệu món cá tầm nấu măng
Cá tầm nấu măng là một món ăn nổi tiếng ở Kon Tum, đây là món ăn rất phù hợp cho những ngày đông, rét buốt ở Kon Tum. Ở Kon Tum có nhiều hồ nước mát lạnh quanh năm, chính vì thế đây là nơi trú ngụ của rất nhiều cá tầm. Cá tầm là loại cá xương sụn, toàn bộ hệ thống xương của cá cũng như đầu cá đều cấu tạo từ sụn, thịt cá tầm trắng, dai, có vị béo ngậy, thành phần dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ.
14.2 Cách chế biến cá tầm
Nếu bạn đi du lịch ở Kon Tum vào màu lạnh thì ăn món Cá tầm nấu măng thì phù hợp hết chê. Cá tầm được bắt lên còn tươi rói, người ta sẽ chế biến bằng cách làm sạch, tẩm ướp gia vị từ cho thấm cá tầm.
Sau đó, bắt chảo lên bếp rồi cho dầu vào cho nóng rồi phi hành vào cho thơm, rồi cho hỗn hợp nguyên liệu như cà chua, thơm, và măng chua vào. Sau đó cho ít nước vào rồi đun sôi cho chín đều hỗn hợp nguyên liệu, rồi cho cấ tầm vào, tiếp tục đun sôi cho cá chín, khi kiếm tra cá chín rồi thì cho ít hành lá thái nhuyễn vào. Sau đó đem xuống thưởng thức.
Tổng kết
Kon Tum là một trong 5 tỉnh nằm ở Tây Nguyên, nhưng đặc sản ở Kon Tum lại khác xa so với đặc sản ở 4 tỉnh còn lại. Đặc sản ở Kon Tum rất phong phú và đa dạng, hầu hết nhứng món đặc sản ở đây đều phải thưởng thức tại chỗ, không thể đem về nhà. Với bài viết này, nếu các bạn thấy hay thì chia sẽ cho mọi người được biết nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc bài.
Cảm ơn thaoduoctaynguyen.vn đã cho chúng tôi tham khảo nguồn bài viết này.
Leave a Reply